Monday, October 2, 2017

Top 6 xe đẩy hàng tốt nhất 2017 | Fact-depot.com

Bạn chán nản với việc hàng ngày phải mất rất nhiều thời gian và công sức để khuân vác và di chuyển hàng hóa, thiết bị?
Bạn mệt mỏi vì công việc này khiến bạn thường xuyên bị đau ở vai và lưng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của mình?
Bạn buồn bực vì việc khuân vác thủ công vừa chỉ có thể mang một số lượng ít hàng hóa trong một lần mà hàng còn có thể bị rơi rớt hư hỏng trong quá trình di chuyển?
Bạn đang tìm kiếm một sản phẩm hữu ích có thể giúp bạn khắc phục mọi khó khăn trên?

Vậy hãy để Fact-Depot mách nhỏ với bạn danh sách top 6 xe đẩy hàng tốt nhất năm 2017 mà đảm bảo có thể giúp công việc vận chuyển hàng hóa của bạn trở nên dễ dàng, nhanh chóng và thoải mái nhất.

1. Xe đẩy hàng 2 tầng Dandy DM-BT2-DX

Đây là sản phẩm xe đẩy hàng 2 tầng được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ hiện đại của Nhật Bản. Xe có 2 mặt sàn rộng được làm bằng chất liệu thép và chịu được tải trọng đến 150 kg. Ngoài ra, bánh xe làm bằng nhựa PU với hai bánh sau có khả năng xoay đảm bảo linh hoạt khi di chuyển. So với các dòng xe đẩy ngoại nhập khác, xe đẩy 2 tầng DM-BT2-DX có giá tương đối “mềm” hơn, phù hợp với những người dùng có ngân sách eo hẹp.
1.png

Xe đẩy hàng 2 tầng Dandy DM-BT2-DX

2. Xe đẩy hàng 4 bánh Advindeq TL-150

Sản phẩm xe đẩy Advindeq TL-150 (150kg) có xuất xứ từ thương hiệu Advindeq uy tín, chất lượng của Đài Loan. Loại xe đẩy này có mặt sàn làm bằng thép cao cấp rất bền bỉ, chắc chắn với độ dày mặt sàn gấp hai lần các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Ngoài ra, xe có thiết kế rất sang trọng với sự kết hợp giữa 3 màu: xanh coban, đen và trắng thích hợp sử dụng trong các văn phòng, nhà hàng, khách sạn hoặc những nơi đòi hỏi tính mỹ quan cao. Xe được sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu nhưng mức giá thành hoàn toàn phù hợp với túi tiền của người sử dụng.

2.JPG

Xe đẩy hàng Advindeq TL-150

3. Xe đẩy hàng 3 tầng Sumo HB-230D
Đây là sản phẩm xe đẩy hàng 3 tầng được sản xuất bởi thương hiệu Sumo (Thái Lan). Sản phẩm này thuộc dòng xe đẩy hàng trung cấp nên có giá tương đối cao hơn các sản phẩm trước. Tuy nhiên, những ưu điểm vượt trội của nó chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng với số tiền mà bạn bỏ ra đầu tư để mua sản phẩm này. Đó chính là chất liệu xe bằng thép bền chắc; thiết kế sang trọng ưa nhìn; xe có 3 tầng giúp bạn dễ dàng phân loại và chứa nhiều hàng hóa khác nhau so với loại xe đẩy hàng chữ L thông thường và xe có đến hai tay đẩy cố định cho phép sự thay đổi tay cầm linh hoạt khi đẩy. Xe đẩy hàng Sumo HB-230D thích hợp sử dụng trong các nhà hàng, khách sạn, văn phòng, trường học,...
3.png
Xe đẩy hàng Sumo HB-230D

4. Xe đẩy hàng có lưới Dandy DA-BW
Sản phẩm xe đẩy hàng có lưới bảo vệ này thuộc thương hiệu Dandy, được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ Nhật Bản, được mệnh danh là loại xe đẩy “siêu bền”  với sàn thép hai lớp giúp chịu lực chắc chắn. Ngoài ra, bề mặt sàn còn được trang bị một lớp đệm cao su cao cấp có tác dụng chống xóc nảy, bảo vệ hàng hóa không bị va đập với sàn xe khi vận chuyển trên đường gồ ghề, mấp mô. Xe được trang bị lớp lưới chắn bao quanh chống gỉ sét thích hợp cho nhu cầu vận chuyển những mặt hàng nhỏ, dễ rơi vỡ như linh kiện điện tử, gốm sứ, hàng may mặc,...
4.png
Xe đẩy hàng Dandy DA-BW
5. Xe đẩy hàng xếp gọn Prestar NF-301 (300kg)

Nhật Bản, xứ sở mặt trời mọc, luôn được biết đến là cái nôi của nhiều sản phẩm công nghệ và kĩ thuật chất lượng cao, bền, đẹp. Vì thế nên danh sách này không thể thiếu sự góp mặt của xe đẩy hàng Prestar NF-301, vốn được sản xuất bởi thương hiệu xe đẩy hàng cao cấp Prestar ở Nhật. Sản phẩm Prestar NF-301 luôn nằm trong nhiều danh sách xe đẩy hàng tốt nhất bởi nó tích hợp nhiều ưu thế nổi bật như:
- Xe được làm nhựa cao cấp polypropylene nên rất nhẹ, trọng lượng xe chỉ 19kg nhưng có thể tải đến 300kg hàng hóa.
- Bánh xe được thiết kế hiện đại, chống sốc, độ ma sát cao và có thể chuyển hướng linh hoạt theo nhiều hướng khác nhau.
- Xe được trang bị thêm phanh chân ở dưới tấm chở hàng giúp người dùng dễ dàng phanh xe lại khi xe trượt quá nhanh trên đường dốc hoặc khi gặp phải vật cản có thể gây hư hỏng cho xe.
- Xe có thiết kế tay cầm có thể gấp gọn, không tốn nhiều diện tích cất giữ và thuận tiện mang đi nơi khác.
Ngoài ra, sản phẩm xe đẩy 4 bánh xếp gọn  còn có thiết kế tinh tế, sang trọng và ưa nhìn phù hợp với nhiều môi trường làm việc khác nhau.
5.png


6. Xe đẩy hàng gấp gọn Prestar NB-101 (150kg)

Xe đẩy hàng Prestar NB-101 thuộc cùng dòng với NF-301 nhưng có chiều cao tay cầm thấp hơn và trọng lượng xe nhỏ hơn phù hợp với những người sử dụng có chiều cao khiêm tốn. Bên cạnh việc được tích hợp đầy đủ các tính năng nổi bật như mẫu xe NF-301, xe đẩy hàng NB-101 còn có thiết kế bánh xe giảm tiếng ồn, là một lựa chọn tối ưu khi sử dụng vào ban đêm hoặc ở những nơi luôn đòi hỏi mức độ yên tĩnh cao bệnh viện, văn phòng, trường học,...Với những ưu điểm vượt trội và giá cả hợp lí vừa túi tiền, xe đẩy hàng Prestar NB-101 không chỉ đứng dầu danh sách xe đẩy hàng tốt nhất mà còn luôn nằm trong số những xe đẩy hàng được ưa chuộng nhất tại thị trường Việt Nam hiện nay.
6.png

Với gợi ý 6 xe đẩy hàng tốt nhất 2017 nêu trên, Fact-Depot hi vọng bạn có thể lựa chọn được sản phẩm tốt nhất phù hợp với nhu cầu của mình.

Wednesday, September 27, 2017

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng xe đẩy hàng | Fact-depot.com

Xe đẩy hàng không chỉ giúp cho việc vận chuyển thiết bị hàng hóa trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn mà còn bảo vệ được sự an toàn cho hàng hóa cũng như sức khỏe của người sử dụng.


Ngày nay, nhờ vào tính linh hoạt khi vận chuyển và sự đa dạng về kiểu dáng phù hợp với nhiều loại công dụng khác nhau mà xe đẩy hàng ngày càng được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi như trường học, bệnh viện, khách sạn, nhà máy, xí nghiệp, công trường thi công,...Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng xe đẩy hàng đúng cách. Điều này khiến cho tuổi thọ của chiếc xe đẩy kéo hàng rút ngắn đáng kể và người dùng phải thường xuyên tốn chi phí sửa chữa hoặc mua xe mới. Hiểu được thực trạng này, Fact-Depot xin được giới thiệu với bạn một số điểm lưu ý để sử dụng xe đẩy hàng sao cho đúng cách, an toàn và hiệu quả nhất.


1. Lưu ý về tốc độ di chuyển


- Khi đẩy hàng, bạn nên bắt đầu từ tốc độ thấp nhất và tăng tốc từ từ. Tốc độ tối đa khi sử dụng xe không nên vượt quá tốc độ của người đi bộ trên mặt đường phẳng (6-8 km/h). Thông thường, bánh xe có đường kính dưới 75mm sẽ có tốc độ di chuyển lý tưởng là 2 km/h. Bánh xe đường kính dưới 100mm thì tốc độ nên dưới 4km/h.
- Khi di chuyển, bạn nên chủ động tránh va chạm với các chướng ngại vật và tránh các tác động ngoại lực lớn lên xe nhằm hạn chế hư hỏng cấu trúc của xe đẩy, tránh cho bánh xe bị vặn, xoắn gây lệch trục xe, đặc biệt là đối với các loại xe có bánh cố định không xoay.


1.png
Không nên vượt quá tốc độ của người đi bộ khi đẩy xe


- Ngoài ra, bạn nên cho chiếc xe đẩy của mình nghỉ ngơi một chút sau mỗi 1 - 2 h sử dụng. Không nên để xe hoạt động liên tục vì sẽ làm gia tăng nhiệt độ tại các điểm tiếp xúc và khớp nối bộ phận của xe, đẩy nhanh quá trình mài mòn của các chi tiết đó.


2. Vệ sinh thường xuyên và bảo dưỡng định kì


- Vệ sinh xe thường xuyên giúp xe hoạt động ổn định và bền bỉ, tránh bị các vật cản, rác bẩn nhỏ bám vào làm bánh xe và các chi tiết khớp nối bị kẹt trong khi vận chuyển.
- Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên tra dầu và bôi trơn định kì cho chiếc xe đẩy hàng 4 bánh của mình. Bạn nên tham khảo về lịch bảo trì của sản phẩm hoặc hỏi người bán hàng về chế độ bảo dưỡng định kì cho chiếc xe đẩy hàng của mình vì mỗi loại xe có lịch bảo dưỡng định kì khác nhau.


3. Lưu ý khi xếp hàng hóa lên xe


- Không được chất hàng quá tải trọng của xe vì sẽ làm phá hủy cấu trúc mặt sàn và bánh xe, khiến xe mau chóng bị hư hỏng.
- Xếp hàng đủ chắc chắn để tránh rung lắc hoặc rơi vỡ hàng khi vận chuyển trên đường mấp mô, gồ ghề.
- Khi xếp hàng lên xe, bạn nên dàn hàng hóa đều theo trọng tâm của xe; xếp hàng nặng trước và hàng nhẹ sau; tránh để hàng nghiêng lệch sang một bên vì sẽ khó di chuyển và có thể gây lật xe.

23565359-Hand-Truck-or-Dolly-Loading-A-Wooden-Crate-or-Cargo-Box-Isolated-on-White-Background-Ready-for-Shipp-Stock-Vector.jpg
Nên dàn đều hàng hóa theo trọng tâm của xe


4. Lưu ý về phanh xe


- Luôn kiểm tra bánh xe có ở trạng thái phanh hay không trước khi đẩy.
- Thiết kế của phanh chỉ cần lực tác động bình thường của chân người sử dụng, tuyệt đối không dùng vật nặng gõ, đập vào phanh có thể gây trật gá lắp phanh.
- Nhấn phanh khi dừng, đỗ xe đẩy ở những nơi có địa thế dốc.


5. Một số lưu ý khác
- Sử dụng xe đẩy đúng mục đích, không leo trèo, đùa nghịch trên xe.
- Không đẩy xe trên cầu thang, bánh xe rất dễ bị hư hỏng do các lực tác động không tự nhiên: rung chấn, lực quán tính khi xe "rơi" từ bậc trên xuống bậc dưới.
- Chú ý ảnh hưởng của điều kiện thời tiết tới hoạt động bình thường của bánh xe, xe đẩy.


Tóm lại, bạn nên tham khảo và tuân theo những lưu ý trên về cách sử dụng xe đẩy hàng sao cho an toàn và hiệu quả. Sử dụng xe đẩy hàng đúng cách không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ của xe, giúp tiết kiệm chi phí mà còn tránh những thiệt hại đáng tiếc đến hàng hóa và giúp bảo vệ sự an toàn, thuận tiện cho người sử dụng.
Nếu bạn có nhu cầu mua xe đẩy hàng chính hãng giá rẻ tại TPHCM, hãy đến Fact-Depot và mua ngay một chiếc.

Tư vấn chọn mua xe đẩy hàng phù hợp | Fact-depot.com

Xe đẩy hàng là một trong những thiết bị quan trọng không thể thiếu trong công việc sắp xếp, vận chuyển hàng hóa hàng ngày. Sử dụng xe đẩy hàng không chỉ giúp công việc vận chuyển trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn mà còn đảm bảo được sự an toàn cho hàng hóa của bạn.


Ngày nay, nhờ vào sự trợ giúp đắc lực của internet và các công cụ tìm kiếm, chỉ cần một cú nhấp chuột là bạn có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều loại xe đẩy chở hàng khác nhau với chất lượng và kiểu dáng đa dạng. Tuy nhiên, để tìm được một chiếc xe đẩy hàng thật sự phù hợp cho công việc của mình lại không hề dễ dàng bởi bạn phải đảm bảo được tính hiệu quả của chiếc xe lẫn sự thuận tiện cho người sử dụng. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn một số cách chọn mua chiếc xe đẩy hàng tốt nhất cho nhu cầu của mình.


1. Theo khối lượng hàng hóa
Việc ước định trọng lượng hàng hóa cần vận chuyển trước khi chọn mua xe đẩy hàng là vô cùng cần thiết. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu hàng hóa trên xe có khối lượng thấp hơn so với tải trọng của xe. Tuy nhiên, nếu khối lượng hàng hóa trên xe vượt quá tải trọng của xe thì sẽ dễ dàng làm hỏng cấu trúc mặt sàn hay bánh xe, khiến cho tuổi thọ chiếc xe của bạn rút ngắn đáng kể. Vì vậy, bạn nên chọn mua một chiếc xe đẩy hàng phù hợp với khối lượng hàng hóa cần luân chuyển.


Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại xe đẩy hàng tải trọng 100-150-250-300-500kg phù hợp với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Xe-day-NB-101(2).jpeg
Xe đẩy hàng Prestar NB-101 (tải trọng 150kg)
2. Theo loại hàng hóa
Những loại hàng hóa khác nhau cần được vận chuyển trên những loại xe đẩy có thiết kế chuyên biệt phù hợp. Nếu bạn cần vận chuyển những trang thiết bị hoặc sản phẩm lớn, cồng kềnh như một chiếc tủ lạnh hay máy giặt chẳng hạn thì một chiếc xe đẩy hàng 4 bánh với mặt sàn thấp gần mặt đất và không gian lồng xe rộng sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa sức lực khi bốc dỡ hàng.


Tương tự, với những mặt hàng nhỏ và dễ rơi, vỡ như hàng may mặc, các sản phẩm linh kiện điện tử, đồ gốm sứ,... thì có lẽ xe đẩy hàng có lưới bảo vệ là sản phẩm mà bạn đang tìm kiếm. Với thiết kế không gian chứa hàng rộng được bao phủ bởi lớp lưới dày và chắc chắn, bạn chẳng còn cần phải lo lắng hàng hóa sẽ bị rơi rớt trong lúc vận chuyển nữa.
Xe-y-HG-313(2).jpg
Xe đẩy hàng có lưới chắn Sumo HG-313


3. Theo môi trường sử dụng xe
Môi trường sử dụng xe là một yếu tố quan trọng khác mà bạn cần xem xét khi chọn mua xe đẩy hàng bởi nó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bánh xe và chất lượng xe lâu dài. Theo tiêu chí này, chúng ta có thể lựa chọn xe đẩy hàng dựa vào kích thước và chất liệu của bánh xe:
- Tính chất bề mặt đường đi: bánh xe có đường kính lớn được dùng cho đường có bề mặt xấu, khúc khuỷu, có gờ hay mấp mô. Bánh xe lốp cứng (nylon, PA, PP) sẽ di chuyển tốt nhất trên mặt sàn công nghiệp nhẵn, trơn hoặc trên mặt nền đất mềm. Bánh xe mềm (lốp hơi, PU) dùng tốt nhất trên mặt nền cứng hoặc mặt nền không bằng phẳng, có gờ mấp, hố, rãnh.
- Bảo vệ mặt nền, sàn nhà: bánh xe lốp cao su có độ đàn hồi lớn nên sẽ tiếp xúc êm với mặt sàn giúp bảo vệ mặt nền và sàn nhà. Bánh xe bằng kim loại như gang, thép không có khả năng bảo vệ mặt sàn nhưng những bánh xe loại này thường được sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp nặng đặc thù.
- Tránh tiếng ồn: với khu vực đặc trưng như bệnh viện, văn phòng, trường học,... - những nơi cần sự linh hoạt, êm nhẹ trong di chuyển hoặc cần dễ dàng xoay chuyển, đổi hướng thì nên sử dụng những loại xe đẩy có chiều rộng bánh xe nhỏ, đường kính bánh lớn tương đối và trọng tải phù hợp. Tuyệt đối không được dùng các loại bánh xe có tải trọng lớn, chuyên dùng cho các phân xưởng.
- Môi trường đặc trưng sử dụng hóa chất: nếu đường vận chuyển có hóa chất thì phải chọn bánh xe có chất liệu bằng nhựa PU, nhựa PA, gang. Nếu nhiệt độ môi trường chênh quá cao so với thông thường thì nên chọn bánh xe có chất liệu chịu nhiệt.
Xe-day-hang-Dandy-UDG-LS.png
Xe đẩy hàng Dandy UDG-LS có đường kính bánh xe lớn hơn 200 mm
4. Theo không gian cất trữ
Chiếc xe đẩy hàng gấp gọn là lựa chọn hợp lý cho không gian nhỏ, với khả năng gấp lại giúp cho việc cất giữ và di chuyển xe đẩy hàng trở nên thuận tiện hơn. Nếu bạn không có nhiều không gian dành cho việc cất giữ các chiếc xe đẩy hàng to, cồng kềnh thì xe đẩy 4 bánh chính là thiết kế đặc biệt dành riêng cho bạn. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại xe đẩy hàng chữ L với phần tay cầm có thể gấp vào hay mở ra một cách linh hoạt giúp bạn dễ dàng cất trữ trong nhà, xưởng, nhà kho, gara hay thậm chí là trong cốp ô tô.
Xe-day-hang-Prestar-NB-101(4).png
Xe đẩy hàng 4 bánh có tay cầm gấp gọn
5. Theo ngân sách hiện có
Tùy vào túi tiền của bạn mà bạn có thể đầu tư để mua cho mình loại xe đẩy hàng với giá cả phải chăng nhưng vẫn giúp ích được cho công việc của mình. Dựa vào giá cả, ta có thể chia xe đẩy hàng thành ba loại như sau:
- Xe phổ thông giá rẻ: đây là các loại xe đẩy hàng có xuất xứ từ Trung Quốc. Những chiếc xe này thường có khối lượng nhẹ hơn nhiều so với các loại xe chất lượng chính hãng. Ví dụ, ở mức tải trọng 150kg, một chiếc xe tốt có khối lượng từ 13-15 kg thì chiếc xe Trung Quốc chỉ nặng 8-9 kg. Bánh xe cũng là loại kém chất lượng, thường được làm bằng chất liệu thép mỏng, có thể dùng tay không mà ép bẹp lại được. Lốp xe cũng được làm bằng nhựa có mùi nồng khó chịu, dễ phai màu ra sàn nhà. Giá nhập khẩu của loại xe này thường từ 650,000 đến 1,000,000 đồng và xe có thể bị hư hỏng chỉ sau một tháng sử dụng.
- Xe trung cấp: gồm các loại xe đẩy Việt Nam (Fact-depot), Thái Lan (Sumo), Đài Loan (Advindeq) và một số thương hiệu trung cấp đến từ Trung Quốc. Ở phân khúc này, xe Việt Nam thường có ưu thế nhất xét cả về kiểu dáng, chất lượng, giá thành, khả năng cung cấp và sự tiện lợi trong thay thế và sửa chữa.
- Xe cao cấp: thường là các thương hiệu xe đẩy hàng Nhật Bản Prestar, Dandy,...Tuy loại xe này thường có giá đắt gấp hai, gấp ba hai loại trên nhưng chất lượng, độ bền và tính mỹ quan của thiết kế thì hơn hẳn so với dòng xe hàng cấp thấp và trung  cấp. Bánh xe sử dụng cho xe Nhật thường là bánh nhựa TPU -  có khả năng chịu nước, chịu mài mòn nhưng vẫn có tính dẻo và đàn hồi như cao su. Vậy nên, nếu có khả năng tài chính thì loại xe này rất đáng để cho bạn đầu tư chọn mua.
Xe-day-hang-Prestar-NG-401-8(1).png
Xe đẩy hàng thương hiệu Prestar từ Nhật Bản

Dựa vào các tiêu chí kể trên, Fact-Depot hi vọng bạn có thể chọn cho mình được chiếc xe đẩy hàng giá rẻ chính hãng, với chất lượng tốt và phù hợp cho công việc.

Đánh giá xe đẩy hàng 4 bánh Prestar NB-101 (150kg) | Fact-depot.com

Khoa học đã chứng minh rằng việc thường xuyên phải nhấc và khuân vác các vật nặng sẽ gây tác động rất xấu đến vai và lưng của bạn, thậm chí khiến bạn có thể mắc các bệnh đau khớp vai và cột sống về sau. Vì vậy, nếu bạn là người thường xuyên phải làm các công việc khuân vác, di chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh tại cửa hàng, kho hàng hay các xí nghiệp thì hãy trang bị ngay cho mình một chiếc xe đẩy hàng 4 bánh để giúp bạn vận chuyển và sắp xếp hàng hóa một cách nhẹ nhàng và thoải mái hơn.


Bây giờ, nếu bạn có ý định tìm một loại xe đẩy hàng có thể giúp bạn đỡ bớt gánh nặng như thế, hãy xem thử những đánh giá của một số khách hàng về chiếc xe đẩy hàng 4 bánh Prestar NB-101 để xem chiếc xe này có phù hợp với nhu cầu của bạn không nhé!


101.jpg




1. Tay cầm cứng chắc


Là sản phẩm của thương hiệu xe đẩy hàng danh tiếng Prestar có từ lâu đời ở Nhật Bản, xe đẩy hàng Prestar NB-101 được sản xuất trên quy trình công nghệ hiện đại khép kín theo những tiêu chuẩn kĩ thuật tiên tiến nhất nhằm đảm bảo cho ra đời sản phẩm với chất lượng tốt nhất có thể.


Điểm tiêu biểu là bộ phận tay đẩy của Prestar NB-101 được làm bằng chất liệu thép cao cấp và được phủ lớp sơn tĩnh điện giúp chống rỉ sét. Phần đầu trên của tay cầm nghiêng về sau một góc khoảng 30 độ với chiều cao phù hợp, đảm bảo người sử dụng có tư thế thoải mái nhất khi thao tác với xe. Phần đầu dưới tay cầm xe được nối với mặt sàn bằng hệ thống khớp nối linh hoạt có bọc nhựa phía sau, cho phép tay cầm có thể được gấp gọn lại giúp bạn cất trữ dễ dàng khi không sử dụng.


1.JPG2.JPG
Tay cầm có thể mở ra hoặc gấp lại dễ dàng


2. Mặt sàn rộng rãi


Tương tự như dòng xe đẩy hàng 4 bánh Prestar NF-301, mẫu xe Prestar NB-101 này cũng có mặt sàn được làm bằng chất liệu thép không gỉ chắc chắn với kích thước 620x480 mm. Với bề rộng như vậy, bạn có thể chất hai đến ba thùng hàng lên xe để vận chuyển cùng một lúc.


Đặc biệt, mặt sàn xe còn được phủ một lớp nhựa PU có các vân sần chống trượt, giúp hàng hóa không bị trượt ra ngoài và rơi vỡ trong quá trình di chuyển. Ngoài ra, bốn góc mặt sàn bo tròn và rìa mặt sàn cũng được bọc bởi một lớp nhựa PU, đảm bảo không gây thương tích hay trầy xướt gì nghiêm trọng cho người hay đồ vật quý giá khi vô tình va phải xe.


Phía dưới mặt sàn xe được có cấu trúc đặc biệt với các thanh chắn ngang, đảm bảo mặt sàn không bị sụp lún và hư hỏng sau một thời gian dài sử dụng.


3. Bánh xe cao su chất lượng


Mẫu xe đẩy hàng hóa này có bánh xe được làm bằng chất liệu cao su với càng thép cao cấp không rỉ sét. Loại bánh xe này có công dụng chống sốc giúp hàng hóa không bị xóc nảy và rơi vỡ khi vận chuyển trên bề mặt đường gồ ghề. Bên cạnh đó, bánh xe cao su còn có công dụng chống ồn, thích hợp sử dụng ở những môi trường đòi hỏi cần có sự yên tĩnh cao như bệnh viện, trường học, văn phòng công ty.
9.JPG


Bánh xe cao su chống sốc, chống ồn


Xe đẩy hàng 4 bánh Prestar NB-101 có hai bánh xe trước xoay 360 độ linh hoạt cho phép người sử dụng dễ dàng chuyển hướng xe khi di chuyển và hai bánh xe sau cố định trợ lực. Đặc biệt, mẫu bánh xe CASTOR SET Prestar NB-101 của dòng xe này được sản xuất ngay tại Nhật Bản nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng của bánh xe.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn có thể hiểu thêm về mẫu xe đẩy hàng Prestar NB-101 này trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Ngoài ra, bạn có thể ghé thăm website fact-depot.com để tham khảo và chọn lựa thêm nhiều mẫu xe đẩy hàng nhập khẩu giá rẻ chính hãng khác với chất lượng không hề thua kém.

Wednesday, September 20, 2017

Cách chọn giày ủng bảo hộ lao động theo môi trường

Dưới đây là phân loại 9 môi trường làm việc cơ bản và các yêu cầu cơ bản cho giày ủng bảo hộ lao động mà các chuyên gia khuyến nghị:
-    Nông nghiệp: Giày có toe-cap bảo vệ ngón chân, chống tĩnh điện, chống trượt, chống thấm nước. Với môi trường phải tiếp xúc nhiều với nước nên sử dụng ủng bảo hộ lao động.
-    Dịch vụ ăn uống: Giày có đế hấp thụ lực, lót giày êm ái hỗ trợ di chuyển nhiều trong ngày, chống trượt, chống nước, dễ giặt tẩy.
Safety Jogger Bestlight được ưa chuộng trong môi trường dịch vụ ăn uống hoặc y tế.
-    Xây dựng: Giày có toe-cap chịu lực 200J bảo vệ ngón chân, có tấm lót giữa chống đâm xuyên, vừa chân, chắc chắn.
-    Kho lạnh: Giày có Toe-cap bảo vệ ngón chân, có tấm lót chống đâm xuyên, may kín, có lót giữ nhiệt. Chú ý giày chống lạnh sẽ có chỉ số HI.
-    Máy đúc (thợ hàn): Giày có bảo vệ ngón chân, chịu nhiệt, dễ dàng cởi giày. Chú ý giày chịu nhiệt sẽ có chỉ số HI hoặc HRO.
Safety Jogger Premium là một đôi giày có chỉ số HRO.
-    Lâm nghiệp (khai thác gỗ, chế biến gỗ): Giày bảo hộ lao động ôm chân, có bảo vệ ngón chân và chống đâm xuyên.
-    Y tế: Giày chống trượt, hấp thụ lực, thoải mái, dễ giặt tẩy, có thể giặt máy.
-    Phòng thí nghiệm / xử lý hóa chất: Giày chống trượt, chống hóa chất (một số loại giày có chỉ số chống axit và hóa chất)
-    Kho hàng: Giày chống trượt, chống dầu, chống hóa chất, chống axit/kiềm nhẹ.
Trên thị trường hiện nay đang có khá nhiều thương hiệu giày ủng bảo hộ lao động. Từ những sản phẩm giá rẻ made-in-Vietnam như giày ABC, giày Nhật Bản Takumi, giày Hàn Quốc Nepa cho đến những đôi giày đa chức năng của Safety Jogger. Nếu có nhiều yêu cầu phức tạp cho giày bảo hộ lao động, người mua nên cân nhắc các dòng giày bảo hộ Safety Jogger.
Mua giày ủng bảo hộ lao động tại Tp Hồ Chí Minh ở Fact-depot, trang mua bán máy móc và thiết bị công nghiệp 100% vốn đầu tư Nhật Bản, chuyên cung cấp các sản phẩm công nghiệp và thiết bị kỹ thuật chất lượng cao.

3 đôi giày bảo hộ lao động siêu nhẹ của Safety Jogger

Dòng giày Racing
Safety Jogger có nhiều dòng nhỏ tùy theo công dụng hoặc thiết kế sản phẩm. Trong đó Racing là dòng sản phẩm mới với đặc điểm nổi bật là trọng lượng siêu nhẹ. Đôi giày nổi bật của dòng giày này là Speedy S3. Sản phẩm có trọng lượng siêu nhẹ, ngang bằng so với các loại giày thể thao.

Speedy S3 là mẫu giày bảo hộ lao động nam cổ lửng cột dây, phong cách thể thao gợi liên tưởng đến các sản phẩm của Nike. Dù vậy sản phẩm vẫn mang đầy đủ công dụng của một đôi giày bảo hộ lao động như: Mũi composite chống giập ngón, tấm lót chống đâm xuyên SJ Flex, tấm lót trong hấp thụ lực, đáp ứng tiêu chuẩn S3, chống trượt chuẩn SRC, chống nhiệt độ cao chuẩn HRO (Chịu được nhiệt 300 độ C trong 60s).
Dòng giày thể thao (Sport)
Như cái tên của mình, dòng Sport của Safety Jogger có kiểu dáng và màu sắc đậm chất thể thao. Độ mềm mại và trọng lượng nhẹ cũng tốt hơn so với các sản phẩm Classic.  Điển hình của dòng này là đôi giày bảo hộ lao động Safety Jogger Raptor S1P. Sản phẩm đáp ứng chỉ tiêu S1P - có nghĩa là thiếu khả năng chống nước như những đôi S3. Bù lại, Raptor có thiết kế rất đẹp, mặt ngoài phản chiếu ánh sáng rất ấn tượng. Đế giày sử dụng chất liệu Phylon - chất liệu này vốn là sản phẩm nghiên cứu của Nike, ứng dụng trong các loại giày Nike bóng rổ và Nike chạy bộ. Ngoài ra, Raptor còn có đệm không khí (air unit) ở đế giày.
Raptor có mũi composite, tiêu chuẩn chống trượt SRC.
Một số mẫu giày khác của dòng Sport lại được ưa chuộng nhờ dáng vẻ khỏe khoắn mạnh mẽ, rất “ngầu” theo phong cách của các loại giày leo núi. Điển hình là mẫu Climber S3. Hoặc mẫu Dakar S3X2000 S3.
Dòng giày bảo hộ nữ (Ladyline)
Đây là dòng giày bảo hộ lao động nữ với nhiều sản phẩm đa dạng. Để phù hợp với nữ giới, sản phẩm đã được giảm trọng lượng, tăng thêm độ nữ tính cho thiết kế. Những mẫu nổi bật là Bestlady, Bestgirl.

Ngoài các sản phẩm trên, Safety Jogger còn có thêm nhiều mẫu giày bảo hộ lao động dùng trong ngành thực phẩm / y tế với đặc điểm siêu nhẹ, có thể không có gót giày như Bestlight.
Mua giày ủng bảo hộ lao động tại Tp Hồ Chí Minh ở Fact-depot, trang mua bán máy móc và thiết bị công nghiệp 100% vốn đầu tư Nhật Bản, chuyên cung cấp các sản phẩm công nghiệp và thiết bị kỹ thuật chất lượng cao.